NT Engineering sẽ chia sẻ với bạn về hệ thống khí nén và dịch vụ lắp đặt đường ống khí nén để giúp bạn có cái hiểu tổng quát và lựa chọn đúng nhà cung cấp. Qua đó đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu về sản phẩm và hệ thống của bạn.

I. Hệ thống khí nén là gì?

Hệ thống khí nén chính là một hệ thống lưu trữ năng lượng khí và được nén lại để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, hoạt động đời sống của con người. Hệ thống này có thể tạo ra năng lượng từ thiên nhiên, tích trữ chúng để sử dụng khi cần thiết.

Hệ thống sẽ có nguồn và rất nhiều thiết bị. Các hệ thống làm công việc khác nhau sẽ có số lượng thiết bị, cấu trúc không giống nhau.

Hệ thống khí nén được ứng dụng trong rất nhiều nhà máy và ngành công nghiệp khác nha như sản xuất , lắp ráp ô tô, dệt may, nhà máy lọc dầu, nhà máy bán dẫn và công nghiệp chung.

II . Cấu tạo hệ thống khí nén.

Để có được một hệ thống khí nén công nghiệp cơ bản và hoàn thiện, chúng ta cần đến rất nhiều các bộ phận, chi tiết, linh kiện. Chúng được lắp ghép theo một sơ đồ logic nhất định.

1. Máy nén khí

Máy nén khí là bộ phận đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với các bạn. Máy nén đóng vai trò là nguồn khi nó sản sinh ra khí nén để cung cấp cho hệ thống làm việc. Đây có thể được coi là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống.

Trên thị trường hiện có các loại máy nén như:

+ Máy nén khí trục vít: Máy nén trục vít có dầu, máy nén trục vít không dầu.

+ Máy nén khí ly tâm: Loại này thường dùng trong công nghiệp nặng, làm việc liên tục với công suất có thể đạt lên đến hàng ngàn mã lực.

+ Máy nén khí piston: Máy nén piston không dầu, máy nén piston có dầu

+ Máy nén khí root.

2. Đường dẫn khí

Ống dẫn khí nén có chức năng chứa khí và truyền dẫn khí từ nguồn đến các thiết bị một cách nhanh chóng. Nó là cầu nối giữa bình tích áp, máy nén, bồn chứa khí với xi lanh, van…

Ống dẫn được phân chia thành 2 loại:

+ Ống dẫn khí cứng: Đó là các ống kim loại sắt, ống sắt mạ kẽm , nhôm, đồng hay ống inox.

+ Ống dẫn khí mềm: Ống chất liệu là PU, PE, PA…

Để kết nối các ống dẫn khí, nối ống dẫn với thiết bị, người ta sử dụng co nối nhựa hoặc đồng với nhiều hình dáng, kích cỡ, màu sắc, kiểu ren khác nhau.

 

3. Bình tích áp

Bình tích áp suất hay bình tích khí đều là tên gọi chung để chỉ thiết bị dùng để chứa lượng khí mà máy nén tạo ra.

Thông thường, trong cấu tạo của bình tích áp sẽ có một lọc tách xả nước. Chức năng của nó là tách nước có trong khí nén trước khi cung cấp khí cho các thiết bị.

4. Bộ phận tách nước

Mặc dù đã trải qua một quá trình lọc tách nước tại bình tích áp suất nhưng khí nén vẫn còn. Nguyên nhân có thể do lượng nước có trong khí quá nhiều hoặc thời tiết tại thời điểm đó ẩm. Khi khí đó đi vào máy nén khí, dưới tác động của áp suất cao hơi nước sẽ phân tách ra khỏi khí và hình thành hạt nước. Bộ phận tách nước được lắp đặt trên đường ống sẽ thu thập các hạt nước trong đường ống và xả ra bên ngoài thông qua các van tự động.

5. Bộ phận lọc khí nén

Như các bài viết trước chúng tôi đã thông tin, bộ phận lọc khí nén sẽ có nhiệm vụ loại bỏ hoàn toàn các tạp chất: nước, cát bụi, sợi giấy, vụn ni lông, hạt kim loại… để chất lượng khí tốt nhất cho hệ thống hoạt động nhất là đối với các dây chuyền khí nén của nhà máy thực phẩm, nước đóng chai, sản xuất dược phẩm…

Bộ phận lọc được chia thành nhiều loại:

+ Lọc nước, lọc nước có chỉnh áp

+ Bộ lọc đôi: Lọc nước có chỉnh áp, bình dầu.

+ Bộ lọc ba: Bình dầu, chỉnh áp, lọc nước

+ Bình dầu.

Khí nén sau khi được lọc sạch thì sẽ được điều chỉnh áp suất thông qua chỉnh áp. Khi áp suất được hiển thị trên đồng hồ ổn định sẽ tiếp tục đi sang bình dầu để được phun dầu dạng sương. Khí mang đầu đi đến các thiết bị vừa làm hạ nhiệt vừa bôi trơn các chi tiết máy.

Ngoài các thiết bị trên thì chúng ta cũng cần phải kể đến:

+ Xi lanh: Đây là các thiết bị đóng vai trò chấp hành trong hệ thống với chức năng biến chuyển năng lượng của khí nén thành động năng để thực hiện các nhiệm vụ như: Nâng, ép, nén, kéo…

Xi lanh được phân chia thành rất nhiều loại với: xi lanh 1 chiều, xi lanh 2 chiều, xi lanh lớn, xi lanh mini hay theo hình dáng: Xi lanh 2 ty, xi lanh vuông, xi lanh tròn, xi lanh compact, xi lanh xoay, xi lanh kẹp…

+ Van: Các van khí sẽ đảm nhiệm cơ cấu trong hệ thống. Chúng sẽ đóng mở để vừa cung cấp, phân chia, điều chỉnh lượng khí nén đáp ứng yêu cầu làm việc của các chấp hành.

Nếu chia theo cách thức tác động thì có van điện từ, van cơ và van khí. Thường thì người ta sẽ chọn van điện từ vì khả năng đóng mở nhanh chóng, tiện lợi khi kết hợp với các thiết bị hẹn giờ và điện tự động, điện áp đa dạng: 24v, 12v, 220v, 110v.

Tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể mà khách có thể chọn: Van tiết lưu, van 1 chiều, van phân phối, van xả nhanh…

+ Phụ kiện: Để kết nối cũng như hỗ trợ các thiết bị hoạt động, hệ thống cần có các phụ kiện. Đó là các chia hơi tròn, chia hơi ngang, giảm thanh, ốc bít, đế van, mắt trâu, đầu lắc, đầu Y, đồng hồ đo áp suất, timer, coil điện…

III.Dịch vụ lắp đặt đường ống hệ thống khí nén công nghiệp của NT Engineering .

1. Những giá trị chúng tôi mang lại cho khách hàng:

  • Chất lượng vật tư: chúng tôi luôn cung cấp vật tư chất lượng từ các hãng nổi tiếng của Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc.
  • Nhân lực lắp đặt: có kinh nghiệm được  đào tạo , cấp chứng chỉ.
  • Thiết kế: tối ưu, được cập nhật liên tục những ứng dụng mới.
  • Giảm chi phí: chúng tôi cung cấp giải pháp trọn gói từ thiết kế, cấp vật tư, thi công, bảo hành giúp khách hàng tiết kiệm chi phí từ các khâu trung gian, nhân lực giám sát.
  • Tiết kiệm thời gian: nhân lực thiết kế và thi công có kinh nghiệm được đào tạo bài bản. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng đẩy nhanh tiến độ, hệ thống vận hành ổn định.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhà máy nhiệt điện là gì? Sơ đồ của một nhà máy nhiệt điện.

Cách đặt cược bóng chuyền tại DafaBet – Hướng dẫn từng bước

Guvenli Bahiscom casino 2023 sizi bekliyor